Vì sao trẻ hay bị chảy dãi, nguyên nhân và cách giải quyết?

Trẻ hay bị chãy dãi

Là ba mẹ, nhất là những người làm cha mẹ lần đầu, thường khó tránh khỏi nhiều băn khoăn trong quá trình phát triển của con. Khi con có biểu hiện gì, ba mẹ không khỏi lo lắng. Và hiện tượng con bị chảy dãi ở trẻ cũng ít nhiều khiến ba mẹ bận tâm. Góc Trẻ Thơ tổng hợp, chia sẻ một số thông tin dưới đây, bạn tham khảo nhé!

Nguyên nhân của hiện tượng trẻ hay bị chảy dãi

Ở trẻ nhỏ, do các cơ trong khoang miệng chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ chưa thể kiểm soát được dòng chảy của nước dãi, khiến trẻ bị chảy dãi.

Những trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, quá trình những chiếc răng đang trồi lên khỏi nướu sẽ làm cho trẻ khó chịu, làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường, dẫn tới hiện tượng chảy dãi.

Trẻ hay bị chãy dãi

Trẻ nhỏ thường hay há miệng, mà khi há miệng có thể làm bé nuốt nước bọt không được đều đặn và chảy nước miếng nhiều hơn.

Khi trẻ tập trung lâu vào một điều gì đó, cơ thể trẻ cũng có thể tăng sản xuất nước bọt lên nhiều hơn so với bình thường. Hơn nữa, khi tập trung, trẻ có thể “quên” nuốt lượng nước bọt tiết ra, dẫn đến tình trạng chảy dãi.

Nước bọt được sản xuất trong miệng có tác dụng trung hoà môi trường acid trong dạ dày, giúp hạn chế được các bệnh liên quan đến dạ dày và đường tiêu hoá của trẻ. Khi trẻ ăn các loại thức ăn có chứa thành phần acid như cam, chanh, nho thì có thể sẽ kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều hơn và khiến cho trẻ chảy dãi.

Trẻ hay chảy dãi giúp chống lại tình trạng trào ngược thực quản.

Ngoài ra, trẻ hay bị chảy dãi nhiều có thể do bị viêm miệng, bệnh tay chân miệng, bệnh về đường hô hấp…

Làm gì khi trẻ bị chảy dãi?

Đối với tình trạng chảy dãi sinh lý, mỗi khi trẻ bị chảy dãi, ba mẹ sử dụng khăn sạch và mềm lau nhẹ nhàng ở vùng da quanh miệng của trẻ như gò má, cằm, cổ,… Bạn có thể cho trẻ sử dụng áo yếm để tránh tình trạng dãi của trẻ chảy nhiều xuống cả cổ và áo. Lưu ý, thường xuyên thay mới và giặt yếm để giữ an toàn cho làn da của trẻ. Với tình trạng chảy dãi do bệnh lý, bạn cần đưa bé đi thăm khám nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các cha mẹ!

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *