Dạy trẻ chào hỏi: NGƯỜI LỚN HÃY CHÀO CON TRƯỚC

dạy con cách cách chào hỏi

“Con chào ông bà đi”, “Sao con chưa chào bác?”, “Con chào cô chưa?”… là những câu mà không ít ba mẹ thường dùng khi con mình gặp người lớn mà không chào hỏi. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý khôn ngoan.

Hãy là tấm gương để trẻ bắt chước

Trẻ con chưa có khái niệm đầy đủ về lễ phép hay quy tắc xã giao. Bé chào vì thói quen hoặc vì bố mẹ nhắc chứ bé chưa thể hiểu được chào là để tôn trọng người khác, là một món quà vui vẻ muốn trao cho mọi người. Các con học chào hỏi không nên bằng roi vọt, quát mắng, hay cưỡng ép.

dạy con cách cách chào hỏi

Trẻ con học bằng hình ảnh, bằng bắt chước. Muốn con chào hỏi, bố mẹ, người lớn hãy chào con trước đã, để con thấy gương mà làm theo. Rất nhiều người lớn hỏi trẻ : ‘Con chào cô/bác chưa?’, trong khi lại chưa chào bé. Như vậy bé sẽ bắt chước, đợi có người chào rồi mới chào, không chào bé, bé cũng không chào lại.

Trẻ lên 3 thường có xu hướng thích bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Nếu người lớn thường xuyên chào hỏi trẻ khi gặp thì trẻ sẽ nhanh chóng chào lại trong niềm vui thích.

Nguyên nhân khiến bé không thích chào hỏi

Đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cho phép lịch sự chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một bạn nhỏ không chào người lớn, ngay cả đối với một bạn nhỏ ngoan ngoan, được bố mẹ nhắc nhở, dạy dỗ hàng ngày thì cũng sẽ vẫn có lúc bạn ấy không chào hỏi khi gặp người lớn, một số nguyên nhân thường gặp có thể là do:

  • – Trẻ cảm thấy lạ lẫm và không thực sự yêu thích đối tượng cần phải chào;
  • – Trẻ đang bị khó chịu trong người như mệt mỏi, buồn, đang cáu kỉnh… thì chúng cũng sẽ không chào để thể hiện thái độ/cảm xúc cho mọi người biết là mình đang khó chịu;
  • – Hoặc có thể là do trẻ đang muốn thể hiện bản thân rằng “chào hay không là quyền của con cơ mà!”.

Muốn trẻ tôn trọng, hãy tôn trọng trẻ trước

Để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, trước hết, bố mẹ cần hiểu: lời chào là biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau, mà sự tôn trọng luôn luôn phải đến từ hai phía. Vậy thì, thay vì gặp trẻ chờ đợi trẻ chào, hay “ép” trẻ chào, hãy chủ động chào hỏi trẻ trước.

Ví dụ:

  • – A, Cô chào con.
  • – (Chờ đợi và không thấy chào lại)
  • – Cô chào con, con có muốn chào lại cô không?
  • – (Chờ đợi và vẫn không thấy chào lại)
  • – Được rồi, vậy lần sau nhé! (hết sức vui vẻ, bình thường và khoan dung).

Hãy luôn nhớ rằng, tôn trọng là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc. Tuy nhiên để trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó thì chúng ta cần phải có một cuộc nói chuyện nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng và vui vẻ với trẻ.

Đặc biệt là khi quan sát thấy trẻ nhất định không chịu chào hỏi người khác trong một thời gian dài. Khi trò chuyện, bố mẹ có thể nhấn mạnh vào niềm vui mà trẻ có thể mang lại cho người khác qua lời chào của mình, hãy giúp con cảm nhận được rằng, lời chào giống như một món quà mà mỗi người được nhận từ người khác vậy. Và khi con trao đi, con cũng sẽ được nhận lại.

Nguồn: Sưu tầm

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
    Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

    Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi, nhất là vào ban đêm, mặc dù trẻ ở trạng thái tĩnh là không vận động và thời tiết không nóng. Vậy biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ như thế [...]

    Massage có lợi gì đối với sự phát triển của bé Massage có lợi gì đối với sự phát triển của bé

    Những cái chạm tay âu yếm của ba mẹ đến từ việc massage tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến lợi ích không ngờ đối với sự phát triển của trẻ. Mời ba mẹ cùng Góc Trẻ Thơ tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của massage đối với bé yêu nhé! Lợi ích [...]

    Bổ xung canxi cho trẻ Những biểu hiện và giải pháp khi trẻ bị thiếu canxi

    Canxi là một dưỡng chất rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc thiếu hụt nguyên tố vi lượng này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bộ xương, hệ thần kinh, trí não của bé. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đổ mồ hôi trộm [...]

    Những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ, ba mẹ đã biết? Những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ, ba mẹ đã biết?

    Rụng tóc vành khăn ở trẻ khá phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi khiến nhiều ba mẹ không khỏi băn khoăn và hoang mang liệu con mình có đang thiếu chất dinh dưỡng hay mắc bệnh gì hay không.

    Lợi ích của việc Massage mỗi ngày cho em bé Những lợi ích của việc Massage mỗi ngày đối với trẻ và các bài massage chân hữu ích

    Massage giúp kích thích sự tăng trưởng của trẻ, giúp hệ xương của bé phát triển cứng cáp hơn. Massage hỗ trợ rất tốt cho lưu thông máu và tim, làm giảm gánh nặng cho tim do làm giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhanh hơn tới các vùng xa tim như đầu ngón tay, ngón chân...

    Khi con ngã, bố mẹ nên nói gì và làm gì Khi con ngã, bố mẹ nên nói gì và làm gì? Đây là cách xử lý gợi ý cho ba mẹ để giáo dục con

    Với trẻ em hiếu động ngã là điều đương nhiên, mọi em bé đều té như nhau. Nhưng cách phản ứng của cha mẹ lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời con cái sau này. Massage có lợi gì đối với sự phát triển của bé Dạy trẻ chào hỏi: NGƯỜI LỚN HÃY CHÀO [...]

    nhung-loi-yeu-thuong-cua-bo-me-danh-cho-con-yeu- Lợi ích của việc thường xuyên nói lời yêu thương con

    Không ít ba mẹ chúng ta thường ngại nói lời yêu thương con, cho rằng yêu thương thể hiện qua hành động sẽ thiết thực hơn. Dạy con cách tôn trọng người khác Massage có lợi gì đối với sự phát triển của bé Ba mẹ cần làm gì khi con nói trống không Tác [...]

    lam-gi-khi-con-noi-trong-khong Ba mẹ cần làm gì khi con nói trống không

    Chúng ta thường hay bắt gặp hiện tượng trẻ nói trống không phải không nào? Có thể nói, đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không chỉ dạy con mà để bé thường xuyên nói trống không là điều đáng lo ngại. Massage có lợi gì đối với [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *