Site icon Góc Trẻ Thơ

Dạy trẻ chào hỏi: NGƯỜI LỚN HÃY CHÀO CON TRƯỚC

“Con chào ông bà đi”, “Sao con chưa chào bác?”, “Con chào cô chưa?”… là những câu mà không ít ba mẹ thường dùng khi con mình gặp người lớn mà không chào hỏi. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý khôn ngoan.

Hãy là tấm gương để trẻ bắt chước

Trẻ con chưa có khái niệm đầy đủ về lễ phép hay quy tắc xã giao. Bé chào vì thói quen hoặc vì bố mẹ nhắc chứ bé chưa thể hiểu được chào là để tôn trọng người khác, là một món quà vui vẻ muốn trao cho mọi người. Các con học chào hỏi không nên bằng roi vọt, quát mắng, hay cưỡng ép.

Trẻ con học bằng hình ảnh, bằng bắt chước. Muốn con chào hỏi, bố mẹ, người lớn hãy chào con trước đã, để con thấy gương mà làm theo. Rất nhiều người lớn hỏi trẻ : ‘Con chào cô/bác chưa?’, trong khi lại chưa chào bé. Như vậy bé sẽ bắt chước, đợi có người chào rồi mới chào, không chào bé, bé cũng không chào lại.

Trẻ lên 3 thường có xu hướng thích bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Nếu người lớn thường xuyên chào hỏi trẻ khi gặp thì trẻ sẽ nhanh chóng chào lại trong niềm vui thích.

Nguyên nhân khiến bé không thích chào hỏi

Đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cho phép lịch sự chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một bạn nhỏ không chào người lớn, ngay cả đối với một bạn nhỏ ngoan ngoan, được bố mẹ nhắc nhở, dạy dỗ hàng ngày thì cũng sẽ vẫn có lúc bạn ấy không chào hỏi khi gặp người lớn, một số nguyên nhân thường gặp có thể là do:

Muốn trẻ tôn trọng, hãy tôn trọng trẻ trước

Để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, trước hết, bố mẹ cần hiểu: lời chào là biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau, mà sự tôn trọng luôn luôn phải đến từ hai phía. Vậy thì, thay vì gặp trẻ chờ đợi trẻ chào, hay “ép” trẻ chào, hãy chủ động chào hỏi trẻ trước.

Ví dụ:

Hãy luôn nhớ rằng, tôn trọng là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc. Tuy nhiên để trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó thì chúng ta cần phải có một cuộc nói chuyện nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng và vui vẻ với trẻ.

Đặc biệt là khi quan sát thấy trẻ nhất định không chịu chào hỏi người khác trong một thời gian dài. Khi trò chuyện, bố mẹ có thể nhấn mạnh vào niềm vui mà trẻ có thể mang lại cho người khác qua lời chào của mình, hãy giúp con cảm nhận được rằng, lời chào giống như một món quà mà mỗi người được nhận từ người khác vậy. Và khi con trao đi, con cũng sẽ được nhận lại.

Nguồn: Sưu tầm

Exit mobile version