Chốc lở là gì? Bệnh bệnh chốc lở ở trẻ em do đâu, cách điều trị và phòng tránh

benh-choc-lo-tre-em-do-dau

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da thường xuất hiện dưới dạng chốc loét đỏ hoặc chốc lở dạng bọng nước, bắt đầu trên mặt. Tình trạng bị chốc lở khá phổ biến và dễ lây lan, thường ảnh hưởng nhiều nhất tới trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, và thường được điều trị bằng mỡ kháng sinh.

Khái niệm chốc lở là gì?

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan, gây ra bởi một trong 2 loại vi trùng có tên Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus. Chúng dễ dàng thâm nhập vào da thông qua các vết cắt hoặc vết xước.

Các đợt bùng phát bệnh chốc lở thường xuyên vào những tháng ấm, và hay gặp nhiều nhất ở các cơ sở mầm non và nhà trẻ. Khi điều trị chốc lở ở trẻ em bằng thuốc kháng sinh, bệnh chốc lở ở trẻ em thường khỏi sau 2 đến 3 tuần. Hãy đảm bảo con bạn không đến nhà trẻ hoặc trường học trong 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị chốc lở nhé.

Triệu chứng của bệnh chốc lở ở trẻ em

Có nhiều loại bệnh chốc lở khác nhau: chốc da, viêm da chốc lở trẻ em, trẻ bị chốc lở chân…với các triệu chứng khác nhau, nhưng bệnh chốc thường biểu hiện dưới dạng một đám mụn nước hoặc vết sưng đỏ nhỏ. Chúng có thể rỉ nước và vỡ ra, tạo thành vảy hoặc vảy màu vàng. Thông thường, bạn sẽ bắt gặp chốc xung quanh mũi miệng và chúng có thể lây lan sang nhiều khu vực khác. Đám mụn  nước không gây đau. nhưng có thể ngứa.

Do việc gãi vào các vết loét dễ làm lây lan nhiễm trùng, mà trẻ bị chốc lở ngoài da luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên khó tránh khỏi việc dùng tay gãi các vết mụn nước. Vì thế mà điều quan trọng nhất khi bé bị chốc là phải giữ cho móng tay của trẻ ngắn và cân nhắc đeo bao tay cho trẻ vào các giờ ngủ trưa và ban đêm – thời gian mà bố mẹ khó kiểm soát trẻ nhất.

Nguyên nhân bệnh ghẻ chốc ở trẻ em

Bệnh chốc lở ở trẻ xuất hiện là do đứa trẻ đó vô tình chạm vào vết thương của trẻ bị nhiễm trùng hoặc không may tiếp xúc với vi khuẩn từ đồ vậy mà trẻ chạm vào như đồ chơi, chăn, khăn tắm…Bởi một khi ai đó có vi khuẩn trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết cắt hoặc vết xước và gây nhiễm trùng.

Vi khuẩn cũng có thể thâm nhập vào da thông qua các vết loét, vết chàm, vết côn trùng cắn hoặc các khu vực khác mà da của bé bị tổn thương hoặc vùng da nhạy cảm. Các triệu chứng chốc ở trẻ nhỏ xuất hiện khoảng 4-10 ngày sau khi tiếp xúc.

Vì sao trẻ em có nguy cơ bị chốc lở cao?

Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng có tới 90% các bé mắc là ở độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Và các bệnh phụ huynh rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh chốc lở ở trẻ và bệnh thủy đậu.  Các nguy cơ đối với bệnh chốc lở ở trẻ em bao gồm:

  • Ở gần những đứa trẻ khác trong nhà trẻ hoặc sống trong điều kiện đông đúc.
  • Có anh chị em trong độ tuổi từ 2 đến 5
  • Có tiền sử mắc bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm
  • Sống trong điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt
  • Hệ thống miễn dịch còn non yếu

>>> Chính vì các nguy cơ này mà trẻ em là đối tượng bị chốc lở cao hơn nhiều lần với người lớn.

Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em.

Bệnh chốc lở ở trẻ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Con bạn sẽ không còn khả năng lây nhiễm trong khoảng 24h sau khi bắt đầu dùng thuốc. Thời gian chờ đợi, hãy chăm sóc trẻ ở nhà  và tránh tiếp xúc gần gũi với mọi người xung quanh.

Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ cần giữ cho khu vực bị mụn nước sạch sẽ và để nó tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn sẽ được kê đơn thuốc mỡ kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.

Thuốc sát trùng có thể sử dụng trong điều trị chốc có thể kể đến là povidone iodine, hydrogen peroxide, chlorhexidine hoặc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ (acid fusidic, mupirocin). Nếu chốc lan rộng hơn thì có thể sử dụng loại thuốc kháng sinh toàn thân như flucloxacillin, cefuroxim.

Mỡ kháng sinh sẽ được bôi trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng và bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng băng gạc che phủ vùng da bị nhiễm trùng. Sử dụng mỡ kháng sinh trong thời gian dài theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để ngăn nhiễm trùng quay trở lại.

Lưu ý luôn giữ cho vùng da bị nhiễm trùng sạch sẽ. Rửa sạch vảy bằng xà phòng và nước ấm 2 lần 1 ngày, sau khi rửa vỗ nhẹ cho vùng da bị khô. Dùng riêng khăn sạch cho mỗi lần và không đưa cho người khác sử dụng, có thể dùng khăn giấy 1 lần và bỏ đi.

Dấu hiệu bé bị chốc lở cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ

Hãy nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ nếu:

  • Phương pháp điều trị bệnh ghẻ chốc ở trẻ em theo hướng dẫn dường như không có tác dụng sau 3 ngày. Bác sĩ có thể phải cấy vi khuẩn mà bé bị nhiễm. Để làm được việc này, các bác sĩ  sẽ lấy mẫu vùng bị nhiễm bằng một mẫu gạc đơn giản. Khi nuôi cấy trở lại sau một hoặc 2 ngày, bác sĩ có thể xác định loại kháng sinh nào là phù hợp nhất.
  • Trẻ bị chốc lở phát sốt
  • Vùng da bị nhiễm trùng trở nên đỏ và mềm rõ rệt (mặc dù khó có thể nhìn thấy mẩn đỏ trên vùng da sẫm màu). Nếu nhiễm trùng lan rộng, có thể phải dùng đến  kháng sinh đường uống.
  • Nếu con bạn bị tái nhiễm bệnh chốc lở, các bác sĩ có thể cân nhắc khuyên bạn nên thêm một lượng nhỏ thuốc tẩy vào bồn tắm của trẻ để làm giảm lượng vi khuẩn trên da, ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Cách làm này hoàn toàn an toàn khi bạn làm đúng theo hướng dẫn

Cách phòng tránh bệnh chốc lở ở trẻ em lây lan

Để phòng tránh chốc lở ở trẻ lây lan, ba mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng trong 20 giây hoặc sử dụng gel có chứa cồn (nước rửa tay diệt khuẩn) – đặc biệt nhất là trước khi thoa bất kỳ loại kháng sinh nào.
  • Làm sạch và khử trùng đồ chơi của bé.
  • Thường xuyên giặt quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và quần áo của trẻ mỗi ngày. Chốc lở ở trẻ có thể lây truyền qua các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da bị nhiễm bệnh.
  •  Tuyệt đối không dùng chung xà phòng, khăn tắm, bàn chải hoặc các vật dụng cá nhân với trẻ bị chốc lở.
  • Giữ móng tay của trẻ ngắn và đảm bảo chúng luôn được vệ sinh sạch sẽ.
  • Làm sạch và dùng gạc y tế che phủ mọi vết cắt, vết xước

Như vậy, chốc lở là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến ở trẻ em, rất dễ lây và thường gây ra các vết loét trên da. Do đó cha mẹ cần nắm vững các kiến thức xoay quanh bệnh chốc lở ở trẻ em để có phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp. Ba mẹ hãy thường xuyên tham khảo thêm các kiến thức từ goctretho.com nhé các mẹ.

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *