Bệnh ban đỏ (hay còn được gọi là scarlatina) là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể gây chết người thời thơ ấu. Ngày nay, bệnh ban đỏ ở trẻ nhỏ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và giảm bớt nhiều nguy hiểm hơn so với trước đây.
Thông thường, bệnh ban đỏ thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi, và rất hiếm trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh này.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra bệnh ban đỏ ở trẻ
Ban đỏ về cơ bản là bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có phát ban kèm theo. Bệnh ban đỏ bắt đầu như bột bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn có tên Streptococcal loại A – cùng một loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng và một số bệnh nhiễm trùng về da. Sau đó, vi khuẩn tiết ra độc tố gây phát ban ở trẻ
Nếu trẻ em nổi ban đỏ, có thể trẻ đã bị lây nhiễm liên cầu khuẩn từ một đứa trẻ nhiễm bệnh khác do:
- Hít thở những giọt nước bị nhiễm trùng
- Dùng chung cốc nước hoặc đồ dùng
- Chạm vào thứ gì đó mà trẻ em nổi ban đỏ đã cầm nắm, chẳng hạn như khăn tắm, đồ chơi….
Mặc dù hiếm nhưng vẫn có khả năng phát triển thành bệnh ban đỏ nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn như chốc lở, với trường hợp này, con bạn có thể không bị đau họng.
Triệu chứng bệnh ban đỏ ở trẻ em
Bệnh ban đỏ ở trẻ thường bắt đầu với các triệu chứng đau họng, đau đầu và sốt trên 38.3 độ C
Trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm trùng, lưỡi của trẻ có thể xuất hiện một lớp phủ có màu trắng hoặc hơi vàng (có thể chuyển sang màu đỏ sau đó). Các vết sưng trên lưỡi đứa trẻ có thể xuất hiện sớm hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là lưỡi dâu tây.
Amidan và mặt sau của bé cũng có thể có màng bọc, có thể đỏ hoặc sưng lên. Mặt bé thì đỏ bừng, trong khi vùng xung quanh miệng có thể tái đi. Các triệu chứng khác của bệnh ban đỏ bao gồm: ớn lạnh, đau nhức, chán ăn, sưng hạch, buồn nôn, đau bụng và khó chịu trong người.
Ban đỏ ở trẻ em thường bùng phát vào ngày thứ 2, kéo dài khoảng 2-5 ngày. Ban đầu, ban đỏ chỉ như một khối các nốt đỏ li ti trên đầu và cổ rồi lan ra toàn thân và tứ chi. Các vết sưng như giấy nhám nhịn và có thể ngứa.
Phát ban đôi khi tạo thành các vệt đỏ, gọi là các đường Pastia, xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể, nhất là xung quanh nách, mặt trong của khủy tay và bẹn. Khi phát ban biến mất, ban đỏ trên da có thể bị bong tróc, đặt biệt là ở bàn tay, bàn chân và vùng bẹn.
Cách điều trị bệnh ban đỏ ở trẻ
Khi con bạn gặp các dấu hiệu bệnh ban đỏ, bạn hãy dẫn con đến gặp bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị bệnh ban đỏ hoặc một loại nhiễm trùng liên cầu khuẩn nào đó, họ sẽ tiến hành lấy dịch cổ họng để xác định chẩn đoán. Tất cả những gì bác sĩ làm là lấy mẫu vi khuẩn trong cổ trọng của trẻ để xác định vi khuẩn nào gây ra triệu chứng. Sau đó sẽ kê cho con bạn đơn thuốc kháng sinh.
Khi điều trị ban đỏ trên da, quá trình hồi phục diễn ra khá nhanh, mặc dù phát ban đỏ ngứa có thể kéo dài trong vài ngày. Có thể mất vài tuần để amidan và các tuyến sưng của con trở lại trạng thái bình thường.
Trẻ em nổi ban đỏ nếu không được điều trị sớm, nhiễm trùng liên cầu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả áp xe cổ họng hoặc sốt thấp khớp (hiếm gặp), hoặc các bệnh về tim lâu dài. Vì thế hãy đảm bảo con bạn được đi khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, để tình trạng nhiễm trùng không tái phát trở lại.
Mặc dù trẻ em có thể bị viêm họng liên cầu nhiều lần, nhưng sẽ là điều bất bình thường nếu trẻ bị bệnh ban đỏ nhiều lần.
Khi trẻ em nổi ban đỏ, làm gì để bé cảm thấy thoải mái hơn?
Với trẻ từ 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm khó chịu và hạ sốt. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin bởi thuốc có thể gây ra hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng.
Cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc lỏng như súp, cháo…Nếu cổ họng của bé bị đau, việc nuốt thức ăn cũng bị đau. Thức ăn ấm hoặc lạnh có thể hấp dẫn bé nhất. Cho bé uống một chút mật ong hoặc pha trà ấm với mật ong có thể làm dịu cơn đau. Lưu ý chỉ cho trẻ uống mật ong từ 1 tuổi trở lên để tránh gây ra một loại ngộ độc thực phẩm gọi là ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh.
Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không sương mát mẻ để giúp cổ họng của bé bớt khô và đau hơn. Mẹ chỉ cần đảm bảo bộ lọc đã được làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu không, thiết bị này sẽ vô tình thêm vi trùng vào không khí.
Đảm bảo bé được nghỉ ngơi điều độ và uống nhiều nước mỗi ngày.
Trẻ bị bệnh ban đỏ khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi trẻ em nổi ban đỏ, có triệu chứng đau họng, phát ban và bất cứ triệu chứng bất thường nào khác của bệnh hoặc viêm họng (sốt, sưng hạch, hoặc có lớp phủ trắng trên amidan hoặc thành sau cổ họng) bạn cần lập tức gọi cho bác sĩ để đặt lịch khám nhanh nhất.
Trường hợp bé được chẩn đoán mắc bệnh ban đỏ, hãy gọi lại ngay cho bác sĩ nếu trẻ phát sốt hoặc có các triệu chứng bất thường sau 48 giờ uống kháng sinh.
Bệnh ban đỏ ở trẻ có lây không?
Bệnh ban đỏ có lây không cần mẹ hết sức nắm rõ. Bản thân phát ban không lây nhưng viêm họng hạt thì có. Tuy nhiên, bé sẽ không có khả năng lây bệnh cho người khác sau khi dùng thuốc kháng sinh trong 24h.
Trong 24h đầu tiên, hãy để riêng các đồ mà bé sử dụng như ly nước, bàn chải đánh răng, khăn trải giường, khăn tắm…riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình và rửa sạch chúng bằng xà phòng.
Ngoài ra, tất cả các thành viên từng tiếp xúc với con bạn cũng cần xem nghiệm xem có bị nhiễm liên cầu khuẩn không nếu trẻ bị viêm họng – có hoặc không có phát ban. Đảm bảo mọi người trong nhà đều rửa tay thường xuyên.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh ban đỏ xuất hiện ở trẻ em mà goctretho.com gửi tới các mẹ . Hy vọng các mẹ đã có được những kiến thức bổ ích về loại bệnh này. Nếu chẳng may con mình mắc phải cũng có cách nhận biết và xử lý kịp thời. Chúc mẹ nuôi con an toàn và khỏe mạnh!