Suy dinh dưỡng trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng & cách phòng ngừa

suy-dinh-duong-tre-em

Theo TS.BS Huỳnh Nam Phương, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam thể cấp tính chiếm khoảng 6-7%. Như vậy mỗi năm chúng ra phải đối phó với khoảng 700.000 ca dinh dưỡng cấp tính. Còn theo số liệu của WHO, có tới 45% trường hợp trẻ em ở độ tuổi dưới 5 bị suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong.

Trước tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em đầy báo động, các ba mẹ hãy trang bị kiến thức về suy dinh dưỡng để có cách ứng phó kịp thời khi con gặp trường hợp tương tự. Cùng goctretho.com đi tìm hiểu chi tiết nhé

Bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các chất thiết yếu quan trọng khác. Sự thiếu hụt thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, các vitamin và khoáng chất.

Suy dinh dưỡng thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nhất là vào thời điểm từ 6-24 tháng tuổi khi mà  trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan, khiến trẻ chậm tăng trưởng về thể chất, suy giảm sức đề kháng, nặng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ khiến trẻ kém thông minh, nhiều bệnh tật.

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành thường gặp ở những người mắc bệnh mạn tính, mắc chứng biếng ăn, phổ biến hơn ở người cao tuổi. Hậu quả là làm suy yếu hệ miễn dịch, gia tăng khả năng mắc bệnh, hạn chế vận động, dễ té ngã.

suy-dinh-duong-tre-em

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường do tổng hợp từ nhiều yếu tố tạo thành, cụ thể là:

  • Do sự thiếu hụt về dinh dưỡng: xảy ra là khi mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, nuôi trẻ không đúng phương pháp. Nguyên nhân quan trọng nhất là do mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng, không có thời gian bên cạnh chăm sóc con cái.
  • Trẻ suy dinh dưỡng do đau ốm kéo dài: trẻ em mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp, bị tiêu chảy hoặc gặp phải các biến chứng do bệnh viêm phổi, sởi…để lại.
  • Do trẻ bị dị tật: trẻ sinh non thiếu tháng, bị các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, bị bệnh tim bẩm sinh, do suy dinh dưỡng bào thai

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thông thường, để đánh giá một đứa  trẻ bị suy dinh dưỡng cần căn cứ vào các chỉ số:

  • Cân nặng theo tuổi
  • Chiều cao theo tuổi
  • Cân nặng theo chiều cao

Các mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ dựa theo biểu đồ phát triển của bé tiêu chuẩn. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu không tăng cân trong vài tháng liền, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân hoặc đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Thường thì suy dinh dưỡng trẻ em được chia làm 3 loại chính gồm thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm.

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: xảy ra khi mà mức cân nặng của trẻ bị thấp hơn mức cân nặng tiêu chuẩn so với các trẻ ở trong cùng 1 độ tuổi và giới tính. Dựa vào cân nặng, suy dinh dưỡng được chia làm 3 cấp độ:

  • Suy dinh dưỡng cấp độ 1: trọng lượng cơ thể trẻ chỉ đạt 90% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 2: trọng lượng cơ thể trẻ chỉ đạt 75% so với tuổi
  • Suy dinh dưỡng cấp độ 3: trọng lượng cơ thể trẻ chỉ đạt dưới 60% so với tuổi

Suy dinh dưỡng thể thấp còi: căn cứ vào chiều cao của trẻ so với những trẻ ở cùng độ tuổi và giới tính, khi chiều cao trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn khả năng trẻ đã bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Đây là suy dinh dưỡng thể mãn tính, thường là hậu quả của suy dinh dưỡng kéo dài, có thẻ bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

Suy dinh dưỡng thể gầy còm: bao gồm cả chiều cao cân nặng của trẻ so với mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng lứa tuổi và giới tính, đạt mức thấp hơn. Đây là thể suy dinh dưỡng cấp tính, cơ và mỡ của bé bị teo đi nhiều, thời gian xảy ra ngắn.

*** Lưu ý: Giá trị cân nặng, chiều cao của trẻ suy dinh dưỡng nằm dưới mức – 2SD

Hoặc bạn có thể chia suy dinh dưỡng trẻ em theo hình thái với 3 loại chính: thể phù, thể teo đét và thể hỗn hợp.

  • Suy dinh dưỡng thể phù (suy dinh dưỡng kwashiorkor): là thể suy dinh dưỡng nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Nhìn bề ngoài nhìn mặt trẻ trông có vẻ tròn trịa đầy đặn lắm, nhưng tay chân lại khẳng khiu, teo tóp. Nguyên nhân là do trẻ bị thiếu vitamin, protid và muối khoáng.
  • Suy dinh dưỡng thể teo đét (suy dinh dưỡng marasmus): cũng là suy dinh dưỡng thể nặng nhưng đỡ hơn thể phù do làm tổn thương đến ít các cơ quan hơn. Trẻ không được cung cấp đủ năng lượng nên trông rất gầy, người toàn da bọc xương, nhìn trông già cỗi, chán ăn, ủ rũ, người kém linh hoạt.
  • Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: là thể suy dinh dưỡng kết hợp thể phù và thể teo đét, do trẻ không được cung cấp đầy đủ protid và năng lượng.

Những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • Không lên cân hoặc giảm cân
  • Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão.
  • Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
  • Da xanh xao, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
  • Chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân sống, tiêu chảy hay gặp.

Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, hiếm gặp, có thể biểu hiện của việc bổ sung thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc.

Ba mẹ có con bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

Với những trẻ suy dinh dưỡng thể vừa và nhẹ (suy dinh dưỡng cấp độ 1 và cấp độ 2) ba mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà bằng việc cân bằng chế độ ăn đủ dinh dưỡng kết hợp với chăm sóc cẩn thận.

  • Chế độ ăn: cho trẻ ăn bất cứ lúc nào trẻ muốn, kể cả ban đêm, cho  trẻ bú mẹ theo nhu cầu
  • Mẹ đang cho con bú nhưng không có đủ sữa: cho trẻ bú kết hợp sữa công thức phù hợp theo độ tuổi và thể trạng.
  • Với những trẻ đã bước sang giai đoạn dặm, cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều bữa, ăn chín uống sôi.
  • Bổ sung năng lượng cho các bữa bằng cách bổ sung men tiêu hóa.

Một số thực phẩm mẹ nên tích cực bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng.

  • Gạo, khoai tây.
  • Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
  • Sữa bột giàu năng lượng: uống sữa công thức dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Dầu, mỡ.
  • Các loại rau xanh và quả chín.

Với những trẻ em suy dinh dưỡng cấp độ 3, độ nặng nhất thì chế độ ăn của trẻ như sau:

  • Cho trẻ nhiều bữa trong ngày.
  • Tăng dần calo.
  • Dùng sữa cao năng lượng: có sự tư vấn của bác sĩ

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có kèm theo các triệu chứng viêm phổi, tiêu chảy cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chữa  trị

Bên cạnh chế độ ăn thông thường, ba mẹ cần tích cực cho trẻ ăn bổ sung thêm một số vitamin và muối khoáng.

  • Các loại vitamin tổng hợp.
  • Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
  • Men tiêu hóa (dùng theo chỉ định của bác sĩ)

 Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng ba mẹ có thể áp dụng cách sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
  •  Mùa hè đảm bảo cho trẻ có không gian thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Mùa đông ấm áp.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ?

Để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả, ba mẹ có thể thực hiện theo các cách sau đây:

  • Đảm bảo bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, kéo dài khoảng 2 năm. Có thể bổ sung sữa công thức khi mẹ bị tắc tia sữa, không đủ sữa cho con bú.
  • Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ với đa dạng các loại thức ăn, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ không bị nhàm chán, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Thường xuyên cho trẻ luyện tập thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh.
  • Nếu trẻ gặp các bệnh lý về đường tiêu hóa hay bệnh lý khác, nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị triệt để.
  • Theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ dựa theo bảng cân nặng của trẻ cùng chiều cao tương ứng.
  • Nếu bé gặp các chứng rối loạn dinh dưỡng hay rối loạn tâm thần hãy đến gặp các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay hết sức phức tạp . Do đó ba mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về suy dinh dưỡng, mức độ suy dinh dưỡng, cách phòng ngừa và biết cách chăm sóc suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đưa ra những biện pháp kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *