Tổng hợp những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng “san sẻ” nỗi lo của mẹ

che-do-an-suy-dinh-duong

Trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cũng cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ba mẹ cần chú ý xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Bệnh còi xương ở trẻ em là gì?

Còi xương ở trẻ em là tình trạng tổn thương ở xương do không được cung cấp đủ canxi và photpho cho nhu cầu phát triển của bé. Còi xương không chỉ gặp ở những trẻ còi cọc, có chiều cao cân nặng thấp hơn so với tuổi mà còn gặp cả ở những trẻ bụ bẫm (còi xương thể bụ bẫm) do nhu cầu canxi và photpho cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D hay rối loạn chuyển hóa vitamin D khá phổ biến ở trẻ em. Nếu cha mẹ không sớm phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị biến dạng ở xương, răng, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của trẻ sau này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

Dựa theo một vài nghiên cứu ở nước ta hiện nay cho thấy, ước tính có tới 2 triệu trẻ em trong số hơn 7 triệu trẻ em ở độ tuổi dưới 5 bị còi xương, suy dinh dưỡng. Tính ra trung bình cứ 4 đứa trẻ lại có 1 bé bị suy dinh dưỡng.

  • Nguyên nhân của bệnh suy dinh dinh dưỡng trẻ em đến từ nhiều yếu tố khác nhau như mẹ cho bé cai sữa quá sớm do thiếu kiến thức nuôi dưỡng, cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, gia đình không có điều kiện cho bé ăn uống đầy đủ, bé sinh non thiếu tháng, thức ăn được cung cấp không đảm bảo được chất lượng, bé bị mắc các bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng cấp…
  • Nguyên nhân khiến bé mắc bệnh còi xương là do sự thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho của cơ thể khiến hệ xương của bé kém phát triển. Nguồn vitamin D có thể tồn tại trong thực phẩm và cơ thể có thể tự tổng hợp được dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

Nếu ba mẹ thấy bé gặp các dấu hiệu bất thường sau đây, ba mẹ cần nghĩ ngay tới việc có phải bé bị còi xương, suy dinh dưỡng hay không:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ hay bị giật mình, ngủ không ngon giấc
  • Bé ra nhiều mồ hôi trộm
  • Bé bị rụng tóc hình vành khăn (sau gáy)
  • Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu kín thóp.
  • Tình trạng còi xương nặng hơn bé còn có các biểu hiện như táo bón, dô ức gà, chân cong, chậm biết lẫy, biết bò…

Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng gồm những gì?

Những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm, cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương.

  • Chú trọng bổ sung lòng đỏ trứng gà, tôm, cua, cá, sò, hàu…do đây là các thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của xương.
  • Thêm vào đó, bổ sung lượng dầu mỡ trong các bữa ăn để bổ sung chất béo cho trẻ, góp phần giúp cho quá trình hấp thu vitamin D ở trẻ được tốt hơn.
  • Tích cực bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng để giúp tăng cường hấp thu các vi chất như sắt, kẽm, canxi cho cơ thể, giúp trẻ phát triển chiều cao, không lo táo bón

Ba mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D, canxi, photpho cho trẻ thông qua các loại thực phẩm chức năng có sự chỉ định của bác sĩ.

Những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng tốt nhất

Mẹ biết đấy,  trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng có thể gặp ở bất cứ đâu, ngay cả ở những nơi có điều kiện sống tốt. Do đó mà ba mẹ cần trang bị kiến thức cũng như biết cách chăm sóc  trẻ một cách khoa học. Những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dưới đây có thể giúp ích được cho các ba mẹ đấy.

Cháo chim cút – thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con chim cút
  • Gạo nếp (30g)
  • Gạo tẻ (50g)
  • Vỏ quýt khô (30g)
  • Gia vị

Cách làm món cháo chim cút

  • Chim cút mua về làm sạch, bỏ phần nội tạng, đầu, chân chim
  • Lấy vỏ quýt khô xay nhuyễn cùng gạo tẻ, cho hỗn hợp vào bụng chim cút
  • Lấy một ít nước cho vào nồi, bỏ chim cút trên vào (đảm bảo lượng nước vừa phải cho ngọt nước), nên gia vị vừa ăn và ninh tới khi nào chim chín nhừ là xong.

Cho trẻ ăn 1 lần trong ngày và có thể ăn trong vòng 5 – 10 ngày liên tục.

Cháo thịt gà – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt gà nạc ở phần ức hoặc đùi gà (50g)
  • Bí đỏ (50g)
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm:

  • Thịt gà đem rửa sạch, loại bỏ phần xương và xay nhuyễn
  • Bí đỏ bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng, đem hấp chín và tán nhuyễn
  • Cho gạo, thịt và ninh đến khi hỗn hợp chín nhừ. Sau đó cho bí đỏ, nêm gia vị vừa ăn khuấy đều, đun tiếp chờ hỗn hợp sôi là được.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần, 2-3 lần 1 tuần ăn cách ngày, ăn liên tục trong 1 tháng

Cháo tôm – thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tôm : 150g
  • Gạo: 50g

Cách làm như sau: 

  • Chọn những con tôm còn tươi sống, rửa sạch, bóc tách phần vỏ.
  •  Thịt tôm xay nhuyễn, gạo xay thành bột, cho vào nồi nấu, đổ thêm nước nấu thành cháo.
  • Chờ cháo chín, cho thêm một muỗng dầu ăn vào và cho trẻ ăn. Ngày cho trẻ ăn 1 lần.

Bột chân cua, đậu xanh – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Chân cua: 300g
  • Đậu xanh, hạt sen: mỗi loại 50g

Cách làm như sau: 

  • Chân cua đem rửa sạch, sấy khô, tán thành bột mịn
  • Đậu xanh, hạt sen cũng đem xay thành bột mịn
  • Cho bột cua trộn đều với hỗn hợp bột đậu xanh hạt sen. Mỗi lần cho bé ăn lấy 1 thìa bột pha với nước cơm hoặc nước cháo. Cho thêm một muỗng dầu oliu vào cháo khuấy đều rồi cho trẻ ăn. Ngày cho trẻ ăn 2 lần.

Cháo sườn sụn lợn – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Xương sụn lợn 100g
  • Gạo 50g
  • Bột ngọt
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách làm như sau: 

  • Xương sụn lợn mua về đem rửa sạch, xay nhuyễn thành bột, sau đó tẩm ướp với bột gia vị, xào chín
  • Gạo đem xay nhuyễn thành bột
  • Lấy khoảng 150ml nước cho vào nồi, cho xương sụn lợn vào đun trên lửa nhỏ. Đun tới khi nào sụn nhừ thì cho bột gạo vào khuấy đều, tiếp tục đun đến khi cháo chín hẳn
  • Ngày cho  trẻ ăn 2 lần, ăn liên tiếp trong vòng 15-20 ngày.

Cháo cá lóc – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Cá lóc 1 con: 300g
  • Gạo: 50g
  • Rau cải xoong

Cách làm như sau: 

  • Cóc sơ chế sạch, đem hấp cách thủy sau đó tách riêng xương và thịt.
  • Xương cá đem giã, lọc lấy đủ 200ml nước
  • Gạo xay nhuyễn thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái nhuyễn.
  • Lấy bột gạo cho vào nước cá, đun lửa nhỏ. Chờ đến khi cháo chín thì cho thịt cá, cải xoong vào khuấy đều. Thêm một muỗng dầu ăn vào cháo trước khi cho trẻ ăn. Cách ngày cho trẻ ăn 1 lần.

Cháo cá quả – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Cá quả 1 con (300g)
  • Rau cải xoong 30g 
  • Gạo 50g
  • Bột ngọt
  • Gia vị vừa đủ. 

Cách làm như sau: 

  • Chọn loại cá quả có đầu bẹt, lưng đen, vảy ở bụng trắng. Sơ chế làm sạch cá, bỏ đi phần nội tạng.
  • Đem cá đi hấp cách thủy, loại bỏ phần thịt ra khỏi xương.
  • Xương cá đem giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. 
  • Gạo đen xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái nhỏ (hoặc mẹ có thể đem giã nhỏ rồi chắt lấy nước cho vào cháo)
  • Cho bột gạo vào nước cá, đun nhỏ lửa. Chờ cháo chín cho thịt cá, cải xoong, bột ngọt vào khuấy đều, chờ cháo sôi là được.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần, ăn liên tiếp trong vòng 20-30 ngày, cách ngày ăn ngày.

Cháo trứng gà – món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Lòng đỏ trứng gà: 2 cái
  • Gạo: 50g

Cách làm như sau: 

  • Luộc chín trứng gà, lấy riêng lòng đỏ đem sấy khô và tán nhuyễn.
  • Gạo xay thành bột
  • Trộn trứng vào gạo rồi cho vào nồi, đỏ nước và đun chờ hỗn hợp sôi , chín kỹ rồi mới cho trẻ ăn. Ngày cho trẻ ăn 1 lần.

Cách phòng ngừa còi xương cho trẻ em

  • Để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em thì trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sáng dậy cho trẻ tắm nắng tầm 10-15 phút  (tắm trước 8h sáng) để cơ thể hấp thụ vitamin D. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn của trẻ.
  • Đảm bảo nhà ở đảm bảo đủ ánh sáng, sạch sẽ, thoáng mát
  • Nếu trẻ bị mắc bệnh về hô hấp, tiêu hóa…cần nhanh chóng chữa trị dứt điểm
  • Nếu cần thiết, có thể bổ sung thêm vitamin D, canxi cho trẻ dưới dạng thức uống (có sự chỉ định của bác sĩ)

Trên đây là thông tin về suy dinh dưỡng và thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Hy vọng ba mẹ sẽ có cách chăm sóc  trẻ đúng đắn, chúc con yêu luôn ăn khỏe, ngoan ngoãn, và luôn đồng hành cùng goctretho.com để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Hồng Tươi

Tổng hợp

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *