Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giúp trẻ tăng cân vèo vèo

Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giúp trẻ tăng cân vèo vèo

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chiều cao của trẻ thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn xét ở cùng độ tuổi và giới tính mà nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ protein và năng lượng cho trẻ. Vì vậy ba mẹ cần khắc phục sớm bằng cách lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi với chế độ dinh dưỡng khoa học.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thường xảy ra ở độ tuổi dưới 5 do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sự chăm sóc nuôi dưỡng của ba mẹ không đúng cách.

  • Dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ dưỡng chất hoặc chế độ dinh dưỡng không cân bằng, chế độ ăn lệch lạc…
  • Không cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho trẻ như canxi, kẽm, vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu hằng ngày của trẻ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ xương, thần kinh…
  • Hay giữ trẻ ở trong nhà, ít cho trẻ ra ngoài vui chơi, vận động khiến trẻ dần biếng ăn, ngủ ít, cơ thể yếu ớt và chậm tăng cân. Các tế bào cơ xương kém phát triển, lâu dần khiến tình trạng bé thấp còi nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi còn ảnh hưởng từ khi còn nằm trong bụng mẹ, khi mẹ bị thiếu dinh dưỡng hay mắc bệnh trong thai kỳ khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giúp trẻ tăng cân vèo vèo

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Do trẻ bị bệnh tật trong những năm đầu đời: 2 năm đầu tiên là thời điểm trẻ rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tái đi tái lại nhiều lần như tiêu chảy, giun sán,…lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ vì những bệnh này khiến trẻ ngày một biếng ăn, hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Do di truyền: do gia đình bố mẹ có chiều cao khiêm tốn và quan trọng hơn là do tác động từ môi trường. Một số yếu tố thuận lợi có thể kể đến như:
    • + Trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ còi cọc, sinh ra cân nặng thấp hơn 2500g
    • + Gia đình đông con, đẻ sinh đôi.
    • + Mẹ bị tắc tia sữa, không có sữa hay mất sữa.
    • + Chiều cao của mẹ thấp so với chiều cao trung bình (< 153 cm)
    • + Điều kiện sống chật chội thiếu ánh sáng.
    • + Trẻ bị dị tật bẩm sinh

2. Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ, thậm chí là tử vong

  • Làm suy giảm sức khỏe của trẻ, khiến trẻ suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
  • Làm giảm khả năng học tập và hiệu quả lao động
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm về sau như ung thư, đái tháo đường.

Do đó, để đảm bảo cho trẻ sự phát triển bình thường khỏe mạnh, ba mẹ cần biết cách chăm sóc cũng như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ.

3. Gợi ý một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên tắc điều trị bệnh suy dinh dưỡng thể vừa và nặng không biến chứng ở trẻ chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp nhu cầu của trẻ. Mẹ cần cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm, cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Trong giai đoạn bú mẹ, cần tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, điều trị phục hồi sữa mẹ nếu mẹ thiếu sữa hoặc sữa thiếu chất. Về khẩu phần, cần cung cấp đầy đủ protein (gấp đôi), năng lượng (gấp 1,5 lần) và các vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu phục hồi.

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển sau này của trẻ. Do đó mà mỗi giai đoạn phát triển, ba mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cân bằng là cách tốt nhất để trẻ không bị suy dinh dưỡng.

Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ không còn phải đau đầu suy nghĩ xem thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng hằng ngày nên ăn gì? 

3.1. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 1 tuổi

– Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mẹ nên cho trẻ bú đủ theo nhu cầu, bất kể ngày đêm. Để có chất lượng sữa mẹ tốt, mẹ cũng phải ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái để có nguồn sữa chất lượng nhất cho con bú.

Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa hay không có đủ sữa cho con bú, có thể cân nhắc sử dụng sữa bột công thức hoặc sản phẩm thay thế sữa mẹ, dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Mẹ hãy tranh thủ cho con bú sữa non trong vòng 72 giờ sau khi sinh bởi sữa non chẳng khác nào “liều vắc xin” hữu hiệu giúp trẻ tăng cường miễn dịch và giảm thiểu khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm.

– Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Với trẻ bị suy dinh dưỡng, 4 nhóm thực phẩm chính mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ đó là chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất

  • Trộn sữa với nước cháo: mẹ lấy một ít gạo, thịt xay và rau củ đem nấu cháo nguyễn, sau đó cho thêm 3-5 thìa sữa bột vào cháo, để ấm rồi cho bé ăn.
  • Cho trẻ uống sữa cao năng lượng: pha sữa cho trẻ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, mỗi ngày tầm 500ml. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thêm cháo xay hoặc bột khoảng 3-4 bữa/ngày (có thể chia nhiều bữa nhỏ hơn nếu trẻ ăn ít). 
  • Giai đoạn này, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú sữa me cho đến khi bé tròn 24 tháng tuổi.

3.2. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cho bé từ 1-2 tuổi

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng về các bữa ăn của bé. Những bữa ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị và đa dạng màu sắc sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, nhanh chonhs cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng.

Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn 1-2 tuổi ở đây:

– Bữa sáng: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

– Bữa phụ: Cháo thịt + rau: 200ml, bao gồm:

  • Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
  • Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
  • Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
  • Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

– Bữa trưa: 200ml sữa

– Bữa xế: 1 quả chuối tiêu hoặc 1 miếng đu đủ

– Bữa chiều: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu ăn

Kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ xen kẽ các cữ ăn hằng ngày nếu trẻ vẫn còn nhu cầu.

3.3. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cho bé từ 2-3 tuổi

Đến giai đoạn này, bé vẫn tăng trưởng đều nhưng không tăng nhanh và mạnh như ở giai đoạn đầu. Thực đơn tham khảo cho trẻ giai đoạn 2-3 tuổi suy dinh dưỡng:

– Bữa sáng: 200ml sữa cao năng lượng

– Bữa trưa: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau, bao gồm:

  • Cơm: 2 bát lưng (70g gạo)
  • Thịt: 50g (hoặc 1 quả trứng)
  • Rau: 100g
  • Dầu (mỡ): 5g

– Bữa xế: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml, bao gồm:

  • Gạo: 30g (1 nắm tay)
  • Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
  • Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
  • Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

– Bữa chiều: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

– Bữa tối: 

  • Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml
  • Hoặc 1 bát con súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ). Bao gồm các nguyên liệu sau: khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

– Bổ sung thêm hoa quả chín theo nhu cầu của trẻ.

4. Một số lưu ý về chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

– Trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cân nhắc cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi  bữa ăn một ít đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nhưng năng lượng cần cung cấp cao hơn so với những trẻ bình thường. Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

– Tăng hàm lượng protein trong thực đơn: nhu cầu protein của trẻ bị suy dinh dưỡng cần tăng cao hơn so với trẻ bình thường thì mới nhanh chóng phục hồi thể trạng.

– Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi như sau: 

  • Lượng calo/kg tăng dần từ 90-150 Calo/kg/ngày
  • Lượng protein tăng dần từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. 
  • Một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật mẹ nên dùng như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… hoặc mẹ có thể cung cấp protein cho trẻ bằng cách dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng…

– Tăng dầu mỡ: trong dầu mỡ có chứa rất nhiều năng lượng, có khả năng cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy mẹ nên tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn hằng ngày của trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

– Ngoài ra, các vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng cũng rất quan trọng trong việc giúp bé nhanh chóng phục hồi thể trạng, ăn tốt và tăng cân.

– Bên cạnh các thực phẩm cung cấp protein, mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các loại rau củ quả để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu cho bé.

– Không nên ép trẻ ăn vì việc ép ăn sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ hãi khi ăn.

– Bài viết trên đây là một số gợi ý bởi goctretho.com về thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, hy vọng các mẹ đã có những kiến thức cần thiết cũng như biết cách xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

 

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *