Bệnh sởi ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

dau-hieu-benh-soi-o-tre-de-nhan-biet-va-cac-cach-dieu-tri-hieu-qua

Ngoài thủy đậu, bệnh sởi cũng là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ là do virus gây ra, có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc bệnh sởi, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ giảm sút nên dễ gặp các biến chứng

Trẻ em ngày nay còn bị mắc bệnh sởi không?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cực kỳ dễ lây lan và có khả năng gây chết người. Với bất kỳ đứa trẻ nhỏ nào chưa được chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) hoặc vacxin MMR ( là sự kết hợp giữa MMR và varicella, hoặc vacxin thủy đậu) đểu rất dễ bị mắc bệnh.

Thật không may là hiện nay vẫn còn nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh sởi. Bệnh sởi vẫn xảy ra ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Theo thống kê của WHO, ước tính đến năm 2016 có khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh sởi, trong đó có hơn 95% ca tử vong do bệnh sởi có thể xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và có hệ thống y tế còn yếu kém.

Trong vài năm gần đây, bệnh sởi có thể gặp quanh năm. Tại Việt Nam, dịch sởi xuất hiện vào cuối năm 2018 ở một số tỉnh miền Bắc và miền Nam. Sau đó lan rộng ra toàn quốc vào năm 2019. Tính từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2019, trên toàn quốc đã ghi nhận hơn 35.000 trường hợp sốt phát ban (SBP) nghi sởi xuất hiện tại khắp 63 tỉnh thành phố bao gồm và Hà Nội, Tphcm…

Bệnh sởi thường gặp ở lứa tuổi nào?

Số ca mắc bệnh sởi hiện nay chủ yếu rơi vào trẻ em dưới 12 tuổi. Bệnh sởi có thể gây thành dịch, do đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp như hiện nay, các gia đình có con nhỏ cần cẩn trọng, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ nhỏ để hỗ trợ việc điều trị cũng như phòng chống dịch lây lan.

Bệnh sởi bị rồi có bị lại không?

Một khi đã mắc bệnh sởi cơ thể sẽ nhận được miễn dịch suốt đời và không bao giờ mắc lại nữa. Đây cũng chính là lý do vì sao trước đây, bệnh sởi chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, còn hiện nay bệnh sởi xuất hiện ở cả người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ là do một loại virus có tên paramyxovirus gây ra và bệnh này rất dễ lây lan. Khi một người nào đó mắc bệnh sởi hắt hơi hoặc ho, những giọt bắn đem theo virus này sẽ phun vào không khí. Virus sởi có thể hoạt động trong 2h trong không khí hoặc trên bề mặt. Khi một đứa trẻ chẳng may hít phải những giọt bắn này hoặc chẳng may tiếp xúc thì đều có thể bị nhiễm bệnh. 

Nếu bé vẫn chưa được chủng ngừa và chưa từng mắc bệnh này thì có tới 90% khả năng bị mắc bệnh khi tiếp xúc với virus. Còn một người mắc bệnh sởi có thể lây truyền sang người khác trong 4 ngày trước hoặc 4 ngày sau khi phát ban.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Khi một đứa trẻ bị nhiễm bệnh, bệnh sởi ở trẻ nhỏ triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện trong khoảng 1 tuần đến 12 ngày, bao gồm các triệu chứng giống với cảm lạnh.

  • Sốt
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Đỏ, chảy nước mắt
  • Năng lượng thấp
  • Kén ăn

Khoảng một vài ngày sau đó, trẻ có thể xuất hiện các đốm trong miệng, đặc biệt là ở vị trí màng nhầy ở má. Các đốm này còn được gọi là đốm Koplik, thường xuất hiện dưới dạng chấm trắng nhỏ, trông giống như những hạt muối hoặc hạt cát – trên các vết sưng đỏ.

Một vài ngày tiếp theo, ban sởi bắt đầu xuất hiện trên khuôn mặt đứa trẻ, bắt đầu từ chân tóc, sau đó lan xuống cổ, lưng và thân mình. Sau đó lan ra 2 cánh tay và bàn tay. Cuối cùng là chân và bàn chân của đứa trẻ.

Bệnh sởi phát ban dưới dạng các mảng đỏ phẳng, phát triển thành các vết sưng. Khi phát ban xuất hiện, trẻ thường sốt cao, có khi lên tới 40.5 độ C. Đôi khi có thể gây ngứa.

Trẻ bị mắc bệnh sởi cũng có thể gặp các triệu chứng khác như nổi hạch, buồn nôn, nôn mửa hoặc sưng nhiều hạch bạch huyết. Cơn ho nặng và kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy khổ sở.

Phát ban ở trẻ thường kéo dài khoảng 5 ngày và khi chúng biến mất, nó sẽ chuyển dần sang màu nâu. Các nốt ban sởi cũng mờ dần theo thứ tự mà chúng xuất hiện trên cơ thể trẻ và để lại da khô và bong tróc.

Hầu hết bệnh sởi ở trẻ nhỏ triệu chứng trong khoảng 1 đến 3 tuần.

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ có thể gặp

Đa số những đứa trẻ khỏe mạnh khi bị mắc sởi sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hoàn toàn. Chỉ có khoảng 30% số người bị mắc bệnh sởi có phát triển thêm một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng bệnh sởi có nhiều khả năng xảy ra ở những đứa trẻ có độ tuổi dưới 5, người phụ nữ đang mang thai, người lớn từ độ tuổi 20 trở lên và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Theo nghiên cứu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trung bình cứ 1000 trẻ em bị mắc bệnh sởi, sẽ có 1 hoặc 2 đứa trẻ bị tử vong vì bệnh này. Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai, có thể gây mất thính giác vĩnh viễn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Viêm phổi, là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong do bệnh sởi ở trẻ nhỏ, cứ 20 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh sởi
  • Viêm não, là tình trạng sưng não có thể khiến trẻ bị điếc hoặc khuyết tật trí tuệ, ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 1.000 trẻ em mắc bệnh sởi

Ngoài ra, đối với những người phụ nữ đang mang thai, bệnh sởi có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân.

Ba mẹ nên làm gì nếu trẻ đã tiếp xúc với bệnh sởi?

Nếu trẻ vừa tiếp xúc với virus sởi và trước đó trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ (tức trẻ đã tiêm đủ 2 liều vacxin MMR), thì rất ít khả năng trẻ sẽ bị mắc bệnh sởi. Nếu trẻ phát triển các triệu chứng, hãy gọi điện cho bác sĩ.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ đã tiếp xúc với virus nhưng mới chỉ được tiêm 1 trong 2 mũi MMR. Nếu trẻ đã được tiêm mũi đầu tiên ngay sau sinh nhật đầu tiên của mình và cách thời điểm hiện tại khoảng một hoặc nhiều tháng, bác sĩ có thể sẽ tiêm mũi thứ 2 cho trẻ ngay lập tức, để bảo vệ thêm.

Trường hợp trẻ đã tiếp xúc với virus nhưng chưa được tiêm phòng, hãy gọi điện ngay cho bác sĩ. Nếu trẻ tiếp xúc với virus dưới 6 ngày, bác sĩ có thể sẽ đề nghị tiêm globulin miễn dịch để có thể ngăn ngừa bệnh sởi phát triển hoặc ít nhất có thể làm giảm thiểu các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu chúng xuất hiện.

Với trẻ đã đủ 6 tháng tuổi, nếu trẻ tiếp xúc với virus trong vòng 72 giờ, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm 1 liều vacxin MMR. (Bé vẫn cần nhận thêm hai liều vacxin nữa theo lịch được khuyến nghị: 1 liều khi trẻ khoảng 12 đến 15 tháng và liều còn lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi)

Cách chăm sóc trẻ bị sởi an toàn mà hiệu quả

Nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh sởi, đừng đến phòng khám ngay lập tức khi chưa gọi cho bác sĩ, vì bạn không muốn để người khác cũng tiếp xúc với virus.

Bạn cũng khó có thể làm gì hơn để điều trị bệnh sởi cho trẻ ngoài việc cố gắng làm sao để con có thể cảm thấy thoải mái hơn. Một số cách làm sau đây sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu:

  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước
  • Chạy máy phun sương làm mát để giảm ho.
  • Khi trẻ phát sốt và đau nhức, bạn có thể cho trẻ uống ibuprofen với liều lượng thích hợp (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc acetaminophen (nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên).
  • Với trẻ chưa đủ 3 tháng tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin bởi nó có thể gây ra hội chứng Reye – là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây ra tử vong.

Có cách nào để trẻ nhỏ không bị mắc bệnh sởi không?

Chắc chắn là có nhé. Các vacxin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella. Vacxin MMR có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ nhỏ lên tới 93% sau một liều tiêm, và lên tới 97% sau liều tiêm thứ 2.

Nếu con bạn chưa được tiêm chủng theo bất cứ lịch trình nào, hãy hỏi bác sĩ để được biết thêm về lịch trình cập nhật.

Khi nào trẻ nhỏ nên được tiêm vacxin ngừa bệnh sởi?

Thường khi trẻ ở giai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi, sẽ được tiêm liều đầu tiên của vacxin MMR. Nếu tiêm trước 12 tháng tuổi, các kháng thể mà bé nhận được từ mẹ khi sinh ra có thể cản trở khả năng phản ứng mạnh mẽ với vacxin của cơ thể bé. Trong khi, trẻ đã nhận được các kháng thể nhận được từ mẹ ngay khi còn trong bụng để bảo vệ trẻ chống lại bệnh sởi hiệu quả.

Liều vacxin thứ 2 sẽ được tiêm khi con bạn đang ở trong giai đoạn 4 đến 6 tuổi.

Một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ tiêm phòng trước 12 tháng tuổi khi mà bạn dự định đi nước ngoài cùng bé và lúc đó bé từ 6 đến 11 tháng tuổi. Bác sĩ có thể sẽ tiêm cho bé 1 liều vacxin MMR trước khi rời đi. Nếu bé từ 12 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể tiêm cho bé 2 liều vacxin cách nhau ít nhất 28 ngày. 

Trẻ cũng có thể được tiêm 1 liều vacxin nếu khu vực sinh sống có ổ dịch cục bộ và trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi. Khi có ổ dịch bùng phát nơi khu vực gia đình bạn sinh sống, sở y tế địa phương sẽ đưa ra các khuyến nghị và các bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những gì cần làm.

Vacxin sởi có phải là vacxin sống không?

Vắc xin phòng sởi MMR được gọi là vắc xin sống giảm độc lực: một loại vi rút sống được làm yếu đi để không có khả năng gây bệnh cho trẻ.

Thay vào đó, vi-rút sẽ nhân lên trong các tế bào của cơ thể và khiến cơ thể trẻ tạo ra các phản ứng miễn dịch. Phản ứng này sẽ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm khi trẻ gặp vi rút sởi thực sự. Vắc xin phòng sởi là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này.

Một số trẻ bị phát ban nhẹ và sốt sau khi tiêm phòng, những trường hợp này không phổ biến và chỉ kéo dài vài ngày.

Những kiến thức bệnh sởi ở trẻ nhỏ trên đây của goctretho.com hy vọng đã giúp các ba mẹ hiểu hơn về căn bệnh này cũng như sớm tiêm phòng cho trẻ khi đến giai đoạn thích hợp. 

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *