Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: triệu chứng, cách ngăn ngừa và điều trị thủy đậu tại nhà

benh-thuy-dau-o-tre-em-3

Trẻ mới sinh bị thủy đậu trong năm đầu tiên là điều không bình thường bởi hầu hết trẻ đều nhận được kháng thể ngay từ khi còn ở trong bụng nhẹ. Đa phần trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút đều có các triệu chứng nhẹ, nhưng riêng bị thủy đậu lại dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là khi em bé bị suy giảm miễn dịch hoặc khi bị nhiễm vi rút ngay sau khi sinh. Tiêm vacxin phòng thủy đậu sơ sinh là một cách tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng, mặc dù trẻ sơ sinh thường không được tiêm liều đầu tiên cho tới khi nào trẻ đủ 1 tuổi.

Trẻ sơ sinh có bị thủy đậu không?

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh cũng có, nhưng rất hiếm gặp bởi hầu hết trẻ sơ sinh đều nhận được kháng thể chống lại virus ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Em bé bị thủy đậu phần đa ở thể nhẹ. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể trở lên nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng em bé bị thủy đậu ngay sau khi sinh, hoặc những người mẹ bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Thủy đậu hay còn gọi là varicella, khi em bé bị thủy đậu thường gây ra các triệu chứng như sau:

  • Phát bạn ngứa hoặc đau, cơ thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu đỏ. Ở những trẻ có nước da sẫm màu hơn, các nốt ban nổi lên có thể là màu hồng hoặc màu da. Những nốt mụn này nhanh chóng biến đổi thành những mụn nước trong suốt, chứa đầy dịch. Cuối cùng trở thành những lớp vảy khô màu nâu. Các đợt mụn nước mới thường sẽ mọc lên khi bệnh vẫn tiến triển.
  • Các vết phồng rộp lan rộng: các vết ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da dầu, mặt sau đó lan xuống bụng, tay chân rồi dần dần lan ra khắp cơ thể. Ước tính, mỗi em bé bị thủy đậu xuất hiện từ 200 đến 500 mụn nước, hoặc chỉ có một vài mụn nước.
  • Bé cảm thấy mệt mỏi và phát sốt: bé có thể sẽ mệt và sốt cao, thân nhiệt từ 39 – 39.5 độ C. Phát ban đỏ, quấy khóc, khó chịu, ngứa toàn thân.  Cảm giác chán ăn, ho nhẹ hoặc sổ mũi trước khi phát ban xuất hiện. 

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 5-10 ngày

benh-thuy-dau-o-tre-em-3

Vì sao mà em bé (trẻ sơ sinh) bị thủy đậu?

Thủy đậu là do một loại virus có tên varicella Zoster gây ra, virus này có thể lây truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng. Nếu em bé sơ sinh vô tình tiếp xúc với người bị thủy đậu, thường mất 14-16 ngày mụn mủ sẽ xuất hiện, hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc.

Những người bị thủy đậu có thể truyền virus sang người khác bằng cách chạm vào ai đó sau khi chạm vào mụn nước hoặc ho hoặc hắt hơi lên tay họ, hoặc bằng cách thả virus vào không khó bất cứ khi nào người bị thủy đậu hắt hơi, ho hoặc thậm chí là hít thở. Virus có thể dễ dàng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ mụn nước trước khi chúng đóng vảy.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh, bị thủy đậu thường gây ra những phiền toái hơn là một mối đe dọa thực sự. Tuy nhiên, nó vẫn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh sinh non và những đứa trẻ bị thủy đậu trong khoảng thời gian gần sinh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cả những đứa trẻ lớn hơn và khỏe mạnh cũng có thể phát triển một số các biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu, chẳng hạn như nhiễm trùng da do vi khuẩn, bị viêm phổi hoặc viêm não, sưng não.

Các trường hợp trẻ bị thủy đậu sau đây cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:

  • Thủy đậu ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
  • Em bé bị thủy đậu có vẻ ốm hơn dự kiến.
  • Trẻ sơ sinh phát sốt chỉ sau vài ngày mắc thủy đậu
  • Khi phát ban lan đến mắt của trẻ hoặc vùng da xung quanh nốt thủy đậu bị sưng, đau hoặc rất đỏ.

Hơn hết, khi trẻ còn quá nhỏ mà có những dấu hiệu đầu tiên của thủy đậu hay đơn giản như bé chỉ vô tình tiếp xúc với người bệnh. Vì hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu nên nếu bị nhiễm trùng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Cùng với đó, hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu do các bệnh mãn tính như bạch cầu hoặc do dùng steroid đường uống liều cao (ví dụ như bệnh hen suyễn). Một số biện pháp có thể bảo vệ đặc biệt cho trẻ có thể kể đến như là tiêm globulin miễn dịch varicella zoster hoặc tiêm vacxin thủy đậu, sẽ mang lại tác dụng hữu ích ngay sau khi tiếp xúc.

Những người lớn tuổi hơn bị thủy đậu có thể ốm nặng và dễ gặp các biến chứng như viêm phổi cho vi khuẩn. Nếu bạn đang mang thai và trước giờ chưa bao giờ bị thủy đậu, hãy đọc bài viết của Góc Trẻ Thơ về thủy đậu khi mang thai và tham khảo trước các biện pháp phòng ngừa nếu chẳng may bạn bị phơi nhiễm.

Bệnh zona là bệnh gì?

Cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có thể gây ra phát ban đau đớn cho người mắc được gọi là zona. Khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều khả năng virus vẫn còn trong cơ thể và có thể tái phát trở lại như bệnh zona vào nhiều năm sau đó. Điều này xảy ra với khoảng 1/10 những người lớn từng bị thủy đậu trước đó.

Có cách nào để ngăn ngừa thủy đậu ở trẻ sơ sinh hay không?

Có, nhưng vacxin thủy đậu sẽ chỉ được tiêm cho bé khi em bé của bạn đủ 1 tuổi. Một loại vacxin thủy đậu được nghiên cứu và ra đời năm 1995 sẽ được tiêm cho trẻ khi được 12 đến 15 tháng tuổi với liều thứ nhất, liều thứ 2 được tiêm khi trẻ được 4-6 tuổi (theo khuyến cáo của Học Viện NHi Khoa Hoa Kỳ – AAP).

Vacxin thủy đậu này được chứng minh gây ra ít tác dụng phụ hơn ở  những đứa trẻ khỏe mạnh và có thể giúp hơn 95% những đứa trẻ trên thế giới không bị mắc bệnh thủy đậu nghiêm trọng.

Vacxin thủy đậu được khuyến cáo với những đứa trẻ đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Gelatin, thuốc kháng sinh Neomycin – khi con bạn đã lớn hơn – một liều vacxin trước đó.

Trường hợp em bé nhà bạn mắc bệnh ung thư hoặc bất cứ một thứ bệnh nào làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch non nớt của bé. Bé đang được truyền máu và sử dụng liều Steroid đường uống liều cao, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá cẩn thận xem việc tiêm vacxin thủy đậu cho bé có khả thi hay không.

>>> Xem thêm bài viết của goctretho.com về vacxin thủy đậu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như ưu và nhược điểm của loại vacxin này như thế nào nhé.

Điều trị bệnh thủy đậu trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách để trị bệnh thủy đậu cho em bé của bạn tốt nhất là để em bé ở nhà cho tới khi nào rất cả các vết loét đã đóng vảy để tránh lây lan bệnh cũng như cho em bé có thời gian hồi phục. Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là, thủy đậu ở trẻ sơ sinh lây lan nhiều nhất vào một hoặc hay ngày trước khi phát ban, thường là trước thời điểm mà ba mẹ phát hiện ra con mình bị bệnh.

Để cho em bé bị thủy đậu nhà bạn được thoải mái, dễ chịu hơn trong khoảng thời gian hồi phục, ba mẹ có thể áp dụng các cách làm sau đây:

Giảm ngứa cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Ba mẹ có thể giảm ngứa để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tắm cho bé bằng nước mát sau mỗi ba đến bốn giờ. Có thể rắc bột baking soda hoặc bột yến mạch dạng keo chuyên dụng cho bồn tắm vào trong nước tắm để giảm bớt ngứa ngáy cho bé (hoặc cũng có thể dùng yến mạch chưa nấu chín, buộc gọn trong chiếc túi và thưa và ném vào bồn. Khi tắm xong, thoa kem dưỡng da calamine lên các nốt ngứa.

Ba mẹ cũng có thể thường xuyên tắm cho bé bằng nước ấm pha muối loãng, xà phòng trung tính hoặc dung dịch kháng khuẩn để làm dịu nhanh cơn ngứa, làm sạch da và tránh bội nhiễm vi khuẩn. Lưu ý khi tắm cho em bé bị thủy đậu phải tắm nhanh, tránh gãi hay chà xát mạnh làm vỡ các nốt mụn. 

Đảm bảo bé không gãi vào vết loét

Không cho em bé gãi vào vết loét có vẻ như là một nhiệm vụ bất khả thi. Những vết loét chưa khỏi hẳn có thể để lại sẹo hoặc có thể làm nhiễm trùng da bé như chốc lở. Hãy đảm bảo cắt móng tay của bé ngắn có thể hữu ích.

Hạ sốt cho em bé bị thủy đậu

Ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen với liều lượng thích hợp, không nên cho bé uống aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye – một hội chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong

Nếu em bé thực sự khó chịu, bạn có thể gặp bác sĩ để hỏi về việc cho bé dùng thuốc kháng histamin không kê đơn dành cho trẻ em để giúp giảm ngứa.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể cân nhắc kê một loại thuốc kháng virus có tên là acyclovir để trị bệnh thủy đậu sơ sinh. Nhưng nói chung, loại thuốc này không được khuyến cáo cho trẻ em khỏe mạnh, nhưng với những em bé có hệ miễn dịch kém thì acyclovir lại rất quan trọng.

Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng ba mẹ cần biết cách chăm sóc và điều trị đúng để không dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng không phải là không có, do đó nắm chắc các dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa ngay từ ban đầu là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe của bé.

Tags:

Bài viết cũ:

Bài viết tiếp theo:

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *