Site icon Góc Trẻ Thơ

Những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ, ba mẹ đã biết?

Những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ, ba mẹ đã biết?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ khá phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi khiến nhiều ba mẹ không khỏi băn khoăn và hoang mang liệu con mình có đang thiếu chất dinh dưỡng hay mắc bệnh gì hay không.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ là tình trạng tóc rụng khá nhiều ở phần sau gáy, từ đó tạo thành một hình vành khăn bao quanh đầu trẻ. Vậy Rụng tóc vành khăn ở trẻ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ là gì nhé!

Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra sẽ có hiện tượng rụng lông và tóc kéo dài tới 6 tháng sau sinh và thay dần bằng lớp lông và tóc mới. Tóc mới có thể khác màu với tóc lúc mới sinh. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bởi khi đó hormon từ mẹ truyền sang bé giảm dần, khiến nang tóc của trẻ bước vào pha nghỉ ngơi và làm cho trẻ rụng tóc. Hiện tượng này rất hay gặp và dân gian thường gọi là: rụng tóc máu.

Cùng với đó, các nghiên cứu cũng ghi nhận một số lý do khác khiến bé bị rụng tóc vành khăn bao gồm:

+ Rụng tóc ở vị trí chà xát nhiều: Ba mẹ biết không, trẻ nhỏ phần lớn thời gian là nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc bé dễ rụng và khó mọc hơn. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết khi trẻ tự biết thay đổi tư thế khi ngủ, hoặc ba mẹ biết cho con vận động đúng cách.

+ Một số tác dụng phụ của thuốc hoặc nấm da đầu cũng khiến bé bị rụng tóc. Nấm da đầu thường khiến bé bị rụng tóc thành mảng, thành vùng, không nhất thiết là vùng tóc tiếp xúc nhiều với gối.

+ Một nguyên nhân đáng kể được chỉ ra là do thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin H, kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn. Hơn nữa trẻ em không bao giờ thiếu một chất gì đơn lẻ.

+ Trong những năm đầu đời trẻ cần rất nhiều vật chất để lớn lên. Bạn có biết lúc 6 tháng tuổi bé có cân nặng khoảng gấp đôi số cân khi sinh, lúc 1 tuổi bé có số cân khoảng gấp 3 lần số cân khi sinh, vì vậy việc cung cấp các dưỡng chất cho trẻ là rất cần thiết.

Nhìn chung, Rụng tóc vành khăn ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến bé nhưng các bé bị rụng tóc vành khăn sẽ có thể có thể trạng kém hơn các bé cùng lứa tuổi. Các hoạt động như biết lẫy, biết bò, mọc răng hay đi cũng sẽ chậm hơn bình thường.

Rụng tóc vành khăn thông thường ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc do thiếu vitamin D và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, thậm chí ở độ tuổi 11 – 12 tháng hoặc lớn hơn.

Tuy nhiên, ba mẹ đừng quá lo lắng nếu bé nhà mình bị rụng tóc vành khăn, bởi tình trạng này có thể được cải thiện tốt hơn nhờ những tác động đúng.

Cách cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ

Một số cách giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn của con có thể kể đến như:

1. Khuyến khích trẻ nằm sấp và vận động đúng cách theo phương pháp để hạn chế tình trạng trẻ nằm ở một tư thế, chà xát đầu lên ga, gối quá lâu, cũng như giúp con phát triển các kỹ năng vận động (ngóc đầu, trườn, rướn,…) và cấu trúc não.

2. Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách sử dụng 800-1200 đơn vị/ ngày và có thể thêm 5ml canxi corbiere trong 2-3 tuần, đến khi tóc bé mọc trở lại. Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D. Ba mẹ lưu ý nên cho trẻ tắm nắng lúc 7 – 9 giờ sáng (tùy thời tiết), mỗi lần khoảng 15 – 20 phút nhé.

3. Khi gội đầu cho bé, ba mẹ cần đảm bảo dùng dầu gội riêng dành cho trẻ với độ tẩy nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tóc. Khi gội, nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng.

3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc và cơ thể, khiến tóc trẻ ngày càng rụng. Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày và mẹ cần ăn uống đủ chất để đảm bảo sữa nuôi con chất lượng. nhé!

4. Nếu nghi ngờ nấm da đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rụng tóc vành khăn có thể là hoàn toàn bình thường, nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguồn: Cửa Sổ Vàng

Exit mobile version